Ngày 29/8/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán.
Theo Văn bản số 6466 gửi đi ngày 29/8, Thống đốc NHNN nêu rõ trong thời gian qua, một số ngân hàng có xảy ra một vài sự cố rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán cũng như thanh toán thẻ và thanh toán điện tử.
NHNN đã có nhiều văn bản chỉ đạo về các vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán thẻ và thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, để hạn chế thấp nhất rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán thẻ, thanh toán điện tử cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngân hàng, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức mình, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của NHNN, nếu có vướng mắc cần phản ánh về NHNN để phối hợp xử lý.
Đối với hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần triển khai giải pháp phát hiện, giám sát, ngăn chặn các giao dịch gian lận, đáng ngờ về thời gian, vị trí địa lý, tần suất giao dịch, hạn mức thanh toán, số lần xác thực sai hoặc các dấu hiệu bất thường khác; có giải pháp phát hiện sớm các trang web lừa đảo trực tuyến để khuyến cáo cho khách hàng; tăng cường đào tạo nhận thức về an toàn, bảo mật cho cán bộ, nhân viên và khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán; không được bớt xén các công đoạn trong các quy trình nghiệp vụ; thường xuyên đánh giá, nâng cấp hệ thống CNTT, đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra được an toàn…
![]() |
Quyết định 1584 thành lập Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Theo đó, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 gồm 29 thành viên. Bên cạnh Trưởng ban là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, 2 Phó Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Ban Chỉ đạo Trung ương còn có 6 Ủy viên thường trực và 20 Ủy viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và đại diện một số hội, hiệp hội, tổ chức liên quan.
Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
" alt=""/>Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng là Ủy viên BCĐ Trung ương các chương trình mục tiêu quốc giaTheo Phó Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng Nguyễn Đăng Trường, hầu hết các cơ quan báo chí đều tuân thủ các quy định pháp luật khi đặt tòa soạn, đăng ký văn phòng đại diện và cử phóng viên thường trú hoạt động tác nghiệp ở Đà Nẵng. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 20% (22/109) cơ quan báo chí chưa tuân thủ đúng quy định về điều kiện hoạt động báo chí trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đăng Trường nhận định, trong 8 tháng đầu năm 2016, báo chí trên địa bàn Đà Nẵng cơ bản thực hiện tốt chức năng định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần đưa hình ảnh và thông tin của TP đến với công chúng nhanh nhạy, hiệu quả. Đồng thời thể hiện vai trò là kênh phản biện xã hội, phát hiện những tồn tại, hạn chế, chủ động đưa ra những thông tin dự báo, đề xuất... góp phần vào công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đăng Trường, một số tác phẩm báo chí vẫn còn mắc lỗi đặt tít, đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin thiếu khách quan, vi phạm các quy định về hoạt động báo chí. Vẫn còn tình trạng lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo chí để nhũng nhiễu các cơ quan, đơn vị, gây bức xúc trong dư luận. Ngược lại, một số cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng chưa chủ động cung cấp hoặc chậm cung cấp thông tin cho báo chí khi có yêu cầu.
Trong khi đó, như ông Nguyễn Đăng Trường thừa nhận, công tác quản lý tuy có cố gắng theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở nhưng chưa kiên quyết trong việc xử lý những hạn chế, sai phạm trong việc thành lập và hoạt động của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú. Công tác tham mưu cho UBND TP trong việc tổ chức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tuy có nhiều giải pháp mạnh mẽ, đạt được những hiệu quả nhất định nhưng tiến độ và hiệu quả vẫn còn hạn chế nhiều mặt so với yêu cầu.
" alt=""/>Đà Nẵng: Xử không được các trang tin điện tử hoạt động “chui”!